Chất vải acrylic là một chất liệu vải có nguồn gốc từ nước ngoài, ngày nay chúng được sử dụng rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam. Chúng mang đến những lợi ích vô cùng tuyệt vời, nhưng song cùng đó thì Acrylic cũng có mặt nhược điểm đáng kể. Có thể nói, chúng đem đến những mặt tiêu cực và mặt tích cực như bao loại vải khác.
Thế nhưng mà, chúng vẫn mang một số đặc điểm nổi bật khiến cho chúng ta hoàn toàn có thể nghiên cứu để chọn lựa ra mẫu vải đẹp nhất. Chính vì tìm hiểu đó mà loại vải này sẽ dễ dàng khiến chúng ta có thể đưa ra quyết định cuối cùng trong việc lựa chọn. Hãy theo dõi cùng Bamboo Uniform để khám phá ra những điểm nổi bật nhất của loại vải vô cùng thú vị này nhé.
Nguồn gốc xuất xứ của chất vải Acrylic
Chất vải Acrylic được gọi là vải len nhân tạo, chúng có tên gọi là Acrylonitrile vì được tạo từ loại Polymer hỗn hợp. Chất liệu này được sản xuất bằng cách cho phản ứng một số hóa chất dầu mỏ hoặc than với một số hóa chất khác nhau để cải thiện khả năng hấp thụ chất nhuộm, tăng thêm đặc tính cho những tấm vải thành phẩm.
Đây là chất liệu vải có “anh em” với dòng PE và Cotton lừng danh. Đây là chất liệu dành cho những ai muốn tìm kiếm mẫu đồng phục có giá thành “khiêm tốn”. Một số nhà tiêu dùng còn lựa chọn chất liệu này trong việc may đồ nội thất nói chung như chăn ga, nệm gối, vali v.v…
Các chất vải Acrylic thường xuất hiện
Vải Nytril
Trái với Modacrylic, Nytril có thành phần chủ yếu là vinylidene clorua, mẫu mã còn hạn chế và màu sắc còn khó nhuộm nên trên thị trường hiện nay khá ít quốc gia sử dụng chất liệu này trong việc ứng dụng may mặc.
Vải Lastrile
Đây là loại vải trong dòng họ nhà Acrylic mang tính đàn hồi cao, là chất liệu trộn giữa Diene với Acrylonitrile. Chúng được sử dụng nhiều trong việc may mặc từ đồng phục đến vật dụng nội thất nói chung vì tính đàn hồi cao. Do đó, đây là chất liệu được nhiều người tiêu dùng chọn lựa.
Chất vải acrylic thường
Đây là chất vải acrylic phổ biến nhất với 85% nguyên liệu thiên nhiên từ sợi len nhân tạo. Do đó, ta có thể thích hợp may đa dạng những mẫu đồng phục khác nhau mang tính giữ ấm như áo len, áo khoác hoặc chăn, ga nệm gối tuy nhiên sẽ khá nóng nếu chúng ta sử dụng chúng.
Đặc điểm của chất vải Acrylic
Chất vải Acrylic cũng như những chất liệu vải khác mà chúng ta đã biết đến, chúng không hoàn toàn trọn vẹn đa năng, mỹ toàn. Tục ngữ Trung Hoa có câu “Nhân vô thiên nhật hảo, hoa vô bách nhật hồng”. Những chất liệu vải này cũng có mặt nhược, mặt ưu nên tùy vào mỗi nhu cầu mà sẽ có cách vận dụng phù hợp.
Ưu điểm
Nhắc đến điểm ưu của chất vải Acrylic đầu tiên thì chất liệu vải này có giãn tốt và đàn hồi cao, chống nếp gấp và nhăn hiệu quả. Có khả năng chịu nhiệt cao nên luôn nhận được sự đón nhận của những người sử dụng.
Bên cạnh đó, chất liệu vải này có thêm những điểm cộng đáng kể như giá cả hợp lý, giá thành của Acrylic được đánh giá là vô cùng phải chăng, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Nhờ vậy mà các sản phẩm từ chất liệu này cũng được phổ biến hơn. Mặt khác, chúng còn vệ sinh dễ dàng vì Acrylic có thể chống lại các vết bẩn, phơi nhanh khô, khả năng chịu nhiệt lại tốt nên rất thuận tiện trong việc vệ sinh, giặt giũ.
Nhược điểm
Xét về nhược điểm thì chất liệu vải này còn gặp một số “trắc trở” như vì độ dày, không nhuộm màu dễ dàng nên chúng ít được nhiều người biết tới để ứng dụng. Bên cạnh đó, chúng còn dễ bị xù lông sau thời gian dài sử dụng, bề mặt vải khá thô gây cảm giác nóng bí, khó chịu, nhất là khi sử dụng trong điều kiện thời tiết oi bức của mùa hè. Bên cạnh đó, khi tiếp xúc với da, vải cũng không mang lại cảm giác mềm mại như chất liệu tự nhiên.
Không những vậy, đây là chất liệu vải thiếu đi phần eco - friendly. Theo nghiên cứu, thành phần polymer cấu thành nên vải có thể tồn tại hơn 200 năm mới bị phân hủy. Bên cạnh đó, quá trình sản xuất cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường khi chất phản ứng được dùng để tái chế chỉ đạt 5%, gây tích tụ chất gây ô nhiễm.
Có nên chọn chất vải Acrylic không
Thông qua những ưu điểm và nhược điểm đã nêu trên, ta thấy được rằng đây là chất vải còn khá nhiều những nhược điểm. Song, chúng vẫn không đáng kể để cho ta có thể hoàn toàn “bỏ qua” chúng không sử dụng trong ứng dụng đời sống. Bởi lẽ, sẽ tùy chất liệu mà ta sẽ có những đồng phục, phụ kiện may sao cho hợp lý nhất.
Vào những mùa cuối năm tiết trời lạnh hay mùa đông giá buốt thì những chiếc áo khoác gió hay áo len được may từ chất vải Acrylic vô cùng hữu dụng. Hoặc với những tấm thảm, chăn rèm cửa thì loại vải này vẫn hoàn toàn có thể phát huy tối đa công dụng của chúng.
Chất vải Acrylic bảo quản như thế nào
Sau mỗi lần giặt, vải sẽ phóng ra 730.000 hạt tổng hợp có kích thước gấp 5 lần so với vải pha Cotton – Polyester và 1,5 lần so với vải PE nguyên bản. Về lâu dài, chúng sẽ là mối đe dọa lớn với môi trường sinh thái.
Mặt khác, đây là loại vải dễ cháy và dễ mất form sau thời gian dài sử dụng, không còn vừa với cơ thể, và bản thân của chất vải này cũng dễ cháy do kỵ nước.
Vì những mối đe dọa nên ta cần dùng nước ấm giặt và sử dụng nước xả vải + nước ấm trong lần giặt cuối. Dùng nước ấm làm mềm vải ở lần giặt chót, và trong quá trình giặt ta cần sử dụng máy với tốc độ vừa phải, trong khi nếu giặt tay thì với lực sử dụng cần vừa phải và không làm nhăn. Điều đặc biệt là hạn chế tối đa sấy khô những vật dụng, quần áo từ chất vải acrylic, vì nếu không sẽ khiến chúng bị hư hỏng. ỦI với nhiệt